RSS

Tool

1/18/2010

The Importance of Speaking Practice

There are 4 key skills when you learn a language:
  1. listening
  2. speaking
  3. reading
  4. writing
Which one of these is the "Odd-One-Out"? Which one of these is different from the other three? The answer is speaking. The other three you can do alone, on your own, without anyone else. You can listen to the radio alone. You can read a book alone. You can write a letter alone. But you can't really speak alone! Speaking to yourself can be "dangerous" because men in white coats may come and take you away!!
That is why you should make every effort possible to find somebody to speak with. Where can you find people who can speak English with you? And how can you practise speaking when you are alone?

At School

If you go to a language school, you should use the opportunity to speak to your teachers and other students. When you go home, you can still practise listening, reading and writing, but you probably can't practise speaking. If your teacher asks you a question, take the opportunity to answer. Try to say as much as possible. If your teacher asks you to speak in pairs or groups with other students, try to say as much as possible. Don't worry about your mistakes. Just speak!

Conversation Clubs

Many cities around the world have conversation clubs where people can exchange one language for another. Look in your local newspaper to find a conversation club near you. They are usually free although some may charge a small entrance fee.

Shopping

If you are living in an English-speaking country, you have a wonderful opportunity. Practise speaking to the local people such as shop assistants or taxi drivers. Even if you don't want to buy anything, you can ask questions about products that interest you in a shop. "How much does this cost?" "Can I pay by cheque?" "Which do you recommend?" Often you can start a real conversation - and it costs you nothing!

Pubs and Bars

Even if you don't live in an English-speaking country, there are often American, British, Irish and Australian pubs in many large cities. If you can find one of these pubs, you'll probably meet many people speaking English as a first or second language.

Language is all around You

Everywhere you go you find language. Shop names, street names, advertisements, notices on buses and trains... Even if you are not in an English-speaking country, there are often a lot of English words you can see when walking in the street, especially in big cities. And there are always numbers. Car numbers, telephone numbers, house numbers... How can this help you? When you walk down the street, practise reading the words and numbers that you see. Say them to yourself. It's not exactly a conversation, but it will help you to "think" in English. For example, if you walk along a line of parked cars, say the number on each car quickly as you pass it. Test yourself, to see how fast you can walk and still say each number. But don't speak too loud!

Songs and Video

Listen to the words of an English-language song that you like. Then repeat them to yourself and try to sing with the music. Repeat the words as many times as possible until they become automatic. Soon you'll be singing the whole song. Or listen to one of your favourite actors on video and repeat one or two sentences that you like. Do it until it becomes automatic. It's good practice for your memory and for the mouth muscles that you need for English.
Above all, don't be afraid to speak. You must try to speak, even if you make mistakes. You cannot learn without mistakes. There is a saying: "The person who never made a mistake never made anything." So think of your mistakes as something positive and useful.
Speak as much as possible! Make as many mistakes as possible! When you know that you have made a mistake, you know that you have made progress.

1/11/2010

Bí quyết học ngoại ngữ của một kỳ tài

Mỗi người có thể tự tìm cho mình một phương pháp học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm của một số người thành công trong việc học ngoại ngữ cũng rất cần thiết và có ích. Lara Lomubus là một nữ phiên dịch nổi tiếng của Hungari. được tôn xưng là một kỳ tài ngoại ngữ. Bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan…

Để hồi đáp những bức thư thỉnh nguyện từ khắp nơi trên thế giới, bà đã khái quát kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân sau nhiều nǎm mày mò học tập như sau:

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Cǎn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút.
Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà học tập, do sau đó không bị tác động của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, kể cả những người có nghị lực cũng không là ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học, chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem bǎng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được.
Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả nǎng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ.
Nghĩa là cần phải ghi nhớ những cái đã được khẳng định là đúng. Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện.
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem bǎng, tham dự các buổi đàm thoại.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có các từ, ngữ pháp, cú pháp và tập quán.

10- Cần phải tự tin, kiên trì mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài nǎng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi", nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được.

Học ngoại ngữ và để sử dụng được ngoại ngữ cần phải có một quá trình. Với mức độ cao hơn là làm chủ được ngoại ngữ đó, bạn cần nắm được vốn từ vựng cần thiết,
hiểu được các dạng ngữ pháp cơ bản, phải học, ôn luyện và thực hành nhiều ngày, nhiều giờ và nên lưu ý là khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ

thành công... Vì thế, hãy đừng nôn nóng! Đối với việc học ngoại ngữ, kinh nghiệm cho thấy: “đầu tư thời gian” cũng là một yếu tố quan trọng.

1/05/2010

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn thực dụng

1/ Trợ từ chủ ngữ -이/-가
-Được gắn sau danh từ, đại từ để chỉ danh từ đại từ đó là chủ ngữ trong câu. ‘-이’ được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối, `-가’ được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối.
가방이 있어요.
모자가 있어요.
2/ Trợ từ chủ ngữ -은/는
Trợ từ chủ ngữ `-이/가’ được dùng để chỉ rõ chủ ngữ trong câu, `은/는’ được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một chủ thể khác.. ‘-는’ được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối, `-은’ được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối.
이것이 연필이에요.
이것은 연필이에요.
한국말이 재미있어요.
한국말은 재미있어요.
3/ Đuôi từ kết thúc câu
a. đuôi từ-ㅂ니다/습니다 (câu tường thuật)
- Khi âm cuối của gốc động từ tính từ không có patchim + ㅂ니다
- Khi âm cuối của gốc động từ tính từ có patchim + 습니다
Đây là một đuôi từ kết thúc thể hiện sự tôn kính, trang trọng, khách sáo.
Ví dụ :
가다 : đi
Khi bỏ đuôi từ -다 ta sẽ còn gốc động từ 가- . Gốc động từ 가- không có patchim + ㅂ니다 –> 갑니다
먹다 : ăn
Khi bỏ đuôi từ -다 ta sẽ còn gốc động từ 먹- . Gốc động từ 먹- có patchim + 습니다 –> 먹습니다.
Tương tự thế ta có :
이다 (là)–> 입니다.
아니다 (không phải là)–> 아닙니다.
예쁘다 (đẹp) –> 예쁩니다.
웃다 (cười) –> 웃습니다.
b. Đuôi từ -ㅂ니까/습니까? (câu nghi vấn)
- Khi âm cuối của gốc động từ tính từ không có patchim + ㅂ니까?
- Khi âm cuối của gốc động từ tính từ có patchim + 습니까?
Đây cũng là một đuôi từ kết thúc thể hiện sự tôn kính, trang trọng, khách sáo. Cách kết hợp với đuôi động từ/tính từ tương tự mục a.
c. Đuôi từ -아/어/여요
-Đây là một đuôi từ thân thiện hơn đuôi 습니다/습니까 nhưng vẫn giữ được ý nghĩa lịch sự, tôn kính. Những bài sau chúng ta sẽ nhắc đến đuôi từ này chi tiết hơn. Khi ở dạng nghi vấn chỉ cần thêm dấu chấm hỏi (?) trong văn viết và lên giọng cuối câu trong văn nói là câu văn sẽ trở thành câu hỏi.
4/ Cấu trúc câu “A은/는 B이다” hoặc “A이/가 B이다”( A là B ) và động từ ‘이다’ : “là”
+ ‘이다’ luôn luôn được viết liền với một danh từ mà nó kết hợp. Và khi phát âm cũng không ngừng giữa danh từ và “이다”
+ Khi kết hợp với đuôi từ kết thúc câu -ㅂ니다/습니다 nó sẽ là “B입니다”
+ Khi kết hợp với đuôi từ kết thúc câu -아/어/여요, nó sẽ có hai dạng ‘-예요’ và ‘-이에요’. ‘-예요’ được sử dụng khi âm kết thúc của danh từ mà nó kết hợp không có patchim, và ‘-이에요’ được sử dụng khi âm kết thúc của danh từ mà nó kết hợp có patchim.
Ví dụ :
안나 + -예요 –> 안나예요.
책상 + -이에요 –> 책상이에요.
+ Cấu trúc câu phủ định của động từ ‘이다’ là “A은/는 B이/가 아니다” hoặc “A이/가 B이/가 아니다”.
- 아니다 + -ㅂ니다/습니다 –> 아닙니다.
- 아니다 + -아/어/여요 –> 아니예요.
Ví dụ :
제가 호주사람이에요. <–> 제가 호주사람이 아니예요.
제가 호주사람이에요. <–> 저는 호주사람이 아니예요.
5. Định từ 이,그,저 + danh từ : (danh từ) này/đó/kia
‘분’ : người, vị ( kính ngữ của 사람)
이분 : người này, vị này
그분 : người đó
저분 : người kia
6. Động từ ‘있다/없다’ : có / không có
Ví dụ :
- 동생 있어요? Bạn có em không?
- 네, 동생이 있어요. Có, tôi có đứa em.
Hoặc
- 아니오, 동생이 없어요. 그런데 언니는 있어요. Không, tôi không có em. Nhưng tôi có chị gái.
7. Trợ từ ‘-에’
7.1. Chỉ danh từ mà nó gắn vào là đích đến của động từ có hướng chuyển động
Ví dụ :
도서관에 가요. (Đi đến thư viện)
서점에 가요. (Đi đến hiệu sách)
생일 잔치에 가요. (Đi đến tiệc sinh nhật)
7.2. Chỉ danh từ mà nó gắn vào là nơi tồn tại, có mặt của chủ ngữ và thường được sử dụng với những động từ chỉ sự tồn tại
Ví dụ :
서점은 도서관 옆에 있어요. (Hiệu sách nằm cạnh thư viện)
우리집은 센츄럴에 있어요. (Nhà chúng tôi ở Central)
꽃가게 뒤에 있어요. (Nó nằm phía sau tiệm hoa)
8. Đuôi từ kết thúc câu ‘-아(어/여)요’
(1) Những động từ kết hợp với đuôi `아요’ : khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’
알다 : biết
알 + 아요 –> 알아요
좋다 : tốt
좋 + 아요 –>좋아요
가다 : đi
가 + 아요 –> 가아요 –> 가요(rút gọn khi gốc động từ không có patchim)
오다 : đến
오 + 아요 –> 오아요 –> 와요(rút gọn khi gốc động từ không có patchim)
(2) Những động từ kết hợp với đuôi `어요’ : khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm khác ‘ㅏ’, ‘ㅗ’ và 하:
있다 : có
있 + 어요 –> 있어요
먹다 : ăn
먹 + 어요 –> 먹어요
없다 :không có
없 + 어요 –> 없어요
배우다 : học
배우 + 어요 –> 배워요
기다리다 : chờ đợi
기다리 + 어요 –> 기다리어요 –> 기다려요.
기쁘다 : vui
기쁘 + 어요 –> 기쁘어요 –> 기뻐요
Lưu ý :
바쁘다 : bận rộn –> 바빠요.
아프다 :đau –> 아파요.
(3) Những động từ tính từ kết thúc với 하다 sẽ kết hợp với `여요’ :
공부하다 : học
공부하 + 여요 –> 공부하여요 –> 공부해요(rút gọn)
좋아하다 : thích
좋아하 + 여요 –> 좋아하여요 –> 좋아해요(rút gọn)
노래하다 : hát
노래하 + 여요 –> 노래하여요 –> 노래해요(rút gọn)
9. Câu hỏi đuôi ‘-아(어/여)요?’
Rất đơn giản khi chúng ta muốn đặt câu hỏi Yes/No thì chúng ta chỉ cần thêm dấu ? trong văn viết và lên giọng ở cuối câu trong văn nói. Với câu hỏi có nghi vấn từ chỉ cần thêm các nghi vấn từ phù hợp. Ví dụ ‘어디(ở đâu) hoặc ‘뭐/무엇(cái gì)`.
의자가 책상 옆에 있어요. Cái ghế bên cạnh cái bàn.
의자가 책상 옆에 있어요? Cái ghế bên cạnh cái bàn phải không?
의자가 어디에 있어요? Cái ghế đâu?
이것은 맥주예요. Đây là bia.
이것은 맥주예요? Đây là bia à?
이게 뭐예요? Đây là cái gì?
10. Trợ từ 도 : cũng
Trợ từ này có thể thay thế các trợ từ chủ ngữ 은/는/이/가 hoặc 을/를 để thể hiện nghĩa “cũng” như thế
맥주가 있어요. Có một ít bia.
맥주도 있어요. Cũng có một ít bia.
나는 가요. Tôi đi đây.
나도 가요. Tôi cũng đi.
11. Từ chỉ vị trí
옆 + 에 : bên cạnh
앞 + 에 : phía trước
뒤 + 에 : đàng sau
아래 + 에 : ở dưới
밑 + 에 : ở dưới
안 + 에 : bên trong
밖 + 에 : bên ngoài
Với cấu trúc câu :
Danh từ +은/는/이/가 Danh từ nơi chốn + từ chỉ vị trí + 있다/없다.
Ví dụ:
고양이가 책상 옆에 있어요. Con mèo ở bên cạnh cái bàn.
고양이가 책상 앞에 있어요. Con mèo ở đàng trước cái bàn..
고양이가 책상 뒤에 있어요. Con mèo ở đàng sau cái bàn.
고양이가 책상 위에 있어요. Con mèo ở trên cái bàn..
고양이가 책상 아래에 있어요. Con mèo ở dưới cái bàn..
12. Đuôi từ kết thúc câu dạng mệnh lệnh : -으세요/ -세요 (Hãy…)
Gốc động từ không có patchim ở âm cuối +세요
Ví dụ :
가다 + 세요 –> 가세요
오다 + 세요 –> 오세요
Gốc động từ có patchim ở âm cuối+으세요
Ví dụ :
먹다 (ăn) + 으세요 –> 먹으세요
잡다 ( nắm, bắt) + 으세요 –> 잡으세요
13. Trạng từ phủ định ‘안’ : không
Trạng từ ‘안’ được dùng để thể hiện nghĩa phủ định “không”. ‘안’ được đặt trước động từ, tính từ.
학교에 안 가요.
점심을 안 먹어요.
공부를 안 해요.
14. Trạng từ phủ định ‘못’ : không thể
Trạng từ ‘못’ được dùng với động từ hành động, và có nghĩa ” không thể thực hiện được” hoặc phủ nhận mạnh mẽ khả năng thực hiện hành động, “muốn nhưng hoàn cảnh không cho phép thực hiện”.
파티에 못 갔어요.
형을 못 만났어요.
15. Trợ từ ‘-에서’ : tại, ở, từ
Trợ từ ‘-에서’ có hai nghĩa. Một nghĩa là ‘tại’ hoặc ‘ở’ biểu hiện nơi mà hành động diễn ra. Nghĩa khác là ‘từ’, biểu hiện nơi xuất phát.
맥도널드에서 점심을 먹었어요.
스페인에서 왔어요.
16. Trợ từ tân ngữ ‘-을/를’
Trợ từ tân ngữ ‘-을/를’ được gắn vào sau danh từ để chỉ danh từ đó là tân ngữ trực tiếp của một ngoại động từ trong câu.’-를’ được gắn sau danh từ không có patchim và ‘을’ được gắn sau danh từ có patchim.
생일파티를 했어요.
점심을 먹었어요.
17. Đuôi từ thì quá khứ ‘-았/었/였-’
(1) sử dụng -았- khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ,ㅗ’
많다 : 많 + -았어요 -> 많았어요.
좋다 : 좋 + 았어요 -> 좋았어요.
만나다 : 만나 + 았어요 -> 만나았어요. -> 만났어요. (rút gọn)
오다 : 오 + -> 오았어요 -> 왔어요. (rút gọn)
(2) Sử dụng -었- khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅓ, ㅜ, ㅡ, ㅣ’
먹다 : 먹 + 었어요 -> 먹었어요.
읽다 : 읽 + 었어요 -> 읽었어요.
가르치다 : 가르치 +었어요 -> 가르치었어요. -> 가르쳤어요. (rút gọn)
찍다 : 찍 + 었어요 -> 찍었어요.
(3) Sử dụng -였- khi động từ có đuôi ‘하다’.
산책하다: 산책하 + 였어요 -> 산책하였어요 -> 산책했어요. (rút gọn)
기뻐하다: 기뻐하 + 였어요. -> 기뻐하였어요 -> 기뻐했어요. (rút gọn)
공부하다: 공부하 + 였어요 -> 공부하였어요 -> 공부했어요 (rút gọn)
18. Đuôi từ ‘-고 싶다’ : muốn Đuôi từ ‘-고 싶다’ được sử dụng để thể hiện một mong muốn của chủ ngữ và được sử dụng với động từ hành động. Chủ ngữ ngôi thứ nhất sử dụng ‘-고 싶다’ trong câu trần thuật, chủ ngữ ngôi thứ hai sử dụng trong câu hỏi.
Ví dụ:
사과를 사고 싶어요. Tôi muốn mua táo.
커피를 마시고 싶어요. Tôi muốn uống cà phê.
한국에 가고 싶어요. Tôi muốn đi Hàn Quốc.
안나씨를 만나고 싶어요? Bạn muốn gặp Anna hả?
어디에 가고 싶으세요? Ông/bà muốn đi đâu?
Đuôi từ biểu hiện thì hoặc phủ định sẽ được kết hợp với ‘싶다’.
피자를 먹고 싶어요. Tôi muốn ăn pizza.
피자를먹고 싶지 않아요. Tôi không muốn ăn pizza.
* Lưu ý: Chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít thì ta dùng ‘-고 싶어하다’
19. Đuôi từ kết thúc câu ‘-세요’ :
‘-세요’ là một đuôi từ kết thúc câu có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu là câu hỏi (-세요?) thì nó là dạng câu hỏi lịch thiệp hơn đuôi từ ‘-어요.’. Ngoài ra nó còn là câu mệnh lệnh khi không dùng dưới dạng câu hỏi.
(1) ‘-세요?’
Nếu được hỏi với ‘-세요?’ thì phải trả lời ‘-어요’ không được dùng ‘-세요’ để trả lời.
집에 가세요? Ông/ bà/bạn đi về nhà à?
네, 집에 가요. Vâng, tôi về nhà.
(2) ‘-세요.’ : Hãy ~
사과 주세요. Hãy đưa tôi quả táo.
안나를 만나세요. Hãy gặp Anna.
20. Trợ từ ‘-에’ : cho mỗi~, cho, với giá, tại, ở, vào lúc
Chúng ta đã học về trợ từ này ở bài 2. Bài này chúng ta sẽ học thêm nghĩa của ‘-에’ cho câu nói giá cả
저는 안나씨를 한 시에 만나요. Tôi. gặp Anna vào lúc 1 giờ.
저는 월요일에 등산을 가요. Tôi đi leo núi vào ngày thứ hai.
그 책을 1,000원에 샀어요. Tôi đã mua quyển sách với giá 1000won.
이 사과 한 개에 얼마예요? Táo này bao nhiêu (cho mỗi) một quả?
Nghi vấn từ về số, số lượng
얼마 bao nhiêu
몇 시 mấy giờ
몇 개 mấy cái
며칠 ngày mấy
몇 가지 mấy loại
이거 얼마예요? Cái này giá bao nhiêu?
지금 몇 시예요? Bây giờ là mấy giờ?
몇 개 드릴까요? Ông/bà muốn mấy cái ạ?
오늘 며칠이에요? Hôm nay là ngày mấy?
몇 가지 색이 있어요? Ông/ bà có bao nhiêu màu?
21. Đơn vị đếm
(1) Trong tiếng Hàn có rất nhiều đơn vị đếm được sử dụng phức tạp. ‘개’ có nghĩa là “cái, trái, miếng’, phạm vi sử dụng của đơn vị đếm này rất rộng, ‘명’ nghĩa là ‘người’ được dùng để đếm người. ‘분’ và ‘사람’ cũng được sử dụng để đếm người, nhưng ‘분’ là thể lịch sự và thể hiện rõ sự tôn trọng với người được đếm. Các danh từ dùng làm đơn vị đếm không đứng riêng một mình mà phải được sử dụng sau với số đếm hoặc các định từ chỉ định nó. Ví dụ ‘다섯 개, 열 개’, hoặc ‘일곱 명, 아홉 명’.
시계 다섯 개 : năm cái đồng hồ
책 일곱 권 : bảy quyển sách
학생 열 명 : mười học sinh
선생님 열 여덟 분 : 18 (vị) giáo viên
Một số con số thuần Hàn thay đổi dạng thức khi sử dụng chung các đơn vị đếm.
Korean Numbers -> Number + counting unit
하나 -> 한 개, 한 명, 한 분, 한 사람
둘 -> 두 개, 두 명, 두 분, 두 사람
셋 -> 세 개, 세 명, 세 분, 세 사람
넷 -> 네 개, 네 명, 네 분, 네 사람
스물 -> 스무 개, 스무 명, 스무 분, 스무 사람
사과 한 개 주세요. Hãy đưa cho tôi 1 quả táo.
저는 아이들이 세 명 있어요. Tôi có 3 đứa con.
(2) Cả số thuần Hàn (K.N) và số Hán Hàn (C.N) đều được sử dụng khi nói giờ. Số thuần Hàn nói giờ, số Hán Hàn nói phút:
04:40
K.N : C.N.
네 시 사십 분
Số thuần Hàn + 시 (giờ)
한 시 một giờ
열 시 mười giờ
Số Hán Hàn + 분 (phút)
사십 분 bốn mươi phút
삼십 분 ba mươi phút
한 시 반에 만납시다. Chúng ta hãy gặp nhau lúc 1 giờ rưỡi nhé.
(’반’ là “rưỡi”, 30 phút)
수업이 열 시 오 분에 끝났어요. Tiết học kết thúc lúc 10:05.
22. Động từ bất quy tắc ‘으’
(1) Hầu hết các gốc động từ có âm kết thúc ‘으’ đều được sử dụng như một động từ bất quy tắc.
쓰(다) + -어요 : ㅆ+ㅓ요 => 써요 : viết, đắng, đội (nón)
크(다) + -어요 : ㅋ + ㅓ요 => 커요 : to, cao
뜨(다) : mọc lên, nổi lên
끄(다) : tắt ( máy móc, diện, đèn)
저는 편지를 써요. Tôi đang viết thư .
편지를 썼어요. Tôi đã viết thư.
편지를 써야 해요. Tôi phải viết thư.
동생은 키가 커요. Em trai tôi to con
(2) ‘-아요’ được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm ‘으’ nếu âm trước nó ‘으’ là ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’, ‘-어요’ được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm ‘으’ nếu âm trước nó ‘으’ những âm có các nguyên âm khác ngoại trừ ‘아’ và ‘오’.
Bất quy tắc -으 + ‘-아요’ khi :
바쁘(다) + -아요 : 바ㅃ + ㅏ요 => 바빠요 : bận rộn
배가 고프(다) : đói bụng
나쁘(다) : xấu (về tính chất)
잠그(다) : khoá
아프(다) : đau
저는 오늘 바빠요. Hôm nay tôi bận.
오늘 아침에 바빴어요. Sáng nay tôi (đã) bận.
바빠서 못 갔어요. Tại vì tôi bận nên tôi đã không thể đi.
Bất quy tắc -으 + ‘-어요’ khi :
예쁘(다) + -어요 : 예ㅃ ㅓ요 => 예뻐요 (đẹp)
슬프(다) : 슬ㅍ ㅓ요 => 슬프다 (buồn)
기쁘(다) : vui
슬프(다) : buồn
23.Đuôi từ ‘-아(어/여) 보다’
Nghĩa gốc của ‘보다’ là “xem, nhìn thấy”.’ Đuôi từ ‘-아(어/여)보다’ được dùng để chuyển tải ý nghĩa ‘thử làm một việc gì đó’.
Ví dụ :
이 구두를 신어 보세요. Hãy mang thử đôi giày này xem.
전화해 보세요. Hãy thử gọi điện thoại xem.
여기서 기다려 보세요. Hãy thử đợi ở đây xem.
- Khi dùng với thì quá khứ. nó có thể được dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đó
저는 한국에 가 봤어요. Tôi đã từng đến Hàn Quốc rồi.
저는 멜라니를 만나 봤어요. Tôi đã từng gặp Melanie rồi.
24. Đuôi từ ‘-아/어/여 보이다’ : có vẻ…
Đuôi từ này thường đi với tính từ để diễn tả ý nghĩa “có vẻ như…”. Thì quá khứ của đuôi từ này là ‘-아/어/여 보였다.’
-아 보이다 được dùng sau gốc động từ có nguyên âm ‘아/오’
옷이 작아 보여요. Cái áo trông hơi nhỏ.
-어 보이다 được dùng sau gốc động từ có nguyên âm ‘어/우/으/이’
한국음식이 맛있어 보여요. Thức ăn Hàn trông có vẻ ngon.
-여 보이다 được dùng sau động từ có đuôi ‘-하다’
그분이 행복해 보여요. Anh ấy trông hạnh phúc quá.
25.Trợ từ ‘-보다’ : có nghĩa là “hơn so với”
Trợ từ so sánh ‘-보다’ (hơn so với) được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với ‘-더’ (hơn)’.
한국말이 영어보다 (더) 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn tiếng Anh.
개가 고양이보다 (더) 커요. Chó to hơn mèo.
오늘은 어제보다 (더) 시원해요. HÔm nay mát mẻ hơn hôm qua.
- Khi sử dụng ‘더’ mà không có 보다 :.
이게 좋아요. Cái này tốt hơn.
한국말이 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn.
나는 사과가 좋아요. Tôi thích táo hơn.
26. 제일/가장 : nhất
Đây là trạng từ so sánh nhất, ‘가장/제일’ thường được dùng trước tính từ, định từ, định ngữ hoặc trạng từ khác.
그게 제일 예뻐요. Cái đó đẹp nhất.
이게 제일 작은 연필이에요. Đây là cây bút chì nhỏ nhất.
그분이 제일 잘 가르쳐요. Ông ấy dạy giỏi nhất.
안나가 제일 커요. Anna to con nhất.
27. Đuôi từ ‘-(으)ㄹ 거예요’ : sẽ, chắc là
Đuôi từ này được dùng với chủ ngữ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 2 để diễn tả một hành động trong tương lai.
(1) Dùng -ㄹ 거예요 nếu gốc động từ không có patchim.
안나씨, 내일 뭐 할 거예요? Anna, bạn sẽ làm gì vào ngày mai?
저는 내일 이사를 할 거예요. Ngày mai tôi sẽ chuyển nhà.
(2) Dùng -을 거예요 nếu gốc động từ có patchim.
지금 점심 먹을 거예요? Bây giờ bạn sẽ ăn trưa à?
아니오, 30분 후에 먹을 거예요. không, tôi sẽ ăn sau 30 phút nữa.
Nếu chủ ngữ là đại từ ngôi thứ 3 thì đuôi từ này thể hiện nghĩa tiên đoán 1 việc có thể sẽ xảy ra.
28. Trợ từ ‘-까지’ : đến tận
Trợ từ ‘-까지’ gắn vào sau danh từ nơi chốn hoặc thời gian để chỉ đích đến hoặc điểm thời gian của hành động.
어디까지 가세요? Anh đi đến đâu?
시청까지 가요. Tôi đi đến toà thị chính.
아홉시까지 오세요. Hãy đến đây lúc 9h nhé (tối đa 9h là phải có mặt).
29. Trợ từ ‘-부터’ : từ (khi, dùng cho thời gian), từ một việc nào đó trước
Trợ từ ‘-부터’ dùng để chỉ điểm thời gian bắt đầu một hành động, hoặc để chỉ một sự việc được bắt đầu trước.
Để chỉ nơi chốn xuất phát người ta dùng trợ từ ‘-에서’.
9시부터 12시까지 한국어를 공부해요. Tôi học tiếng Hàn từ 9h đến 12h.
몇 시부터 수업을 시작해요? Lớp học bắt đầu từ lúc mấy giờ?
이것부터 하세요. Hãy làm (từ ) cái này trước.
여기부터 읽으세요. Hãy đọc từ đây.
30. Trợ từ ‘-에서’ : từ, ở tại
Trợ từ ‘-에서’ được gắn vào sau một danh từ chỉ nơi chốn để chỉ nơi xuất phát của một chuyển động.
안나는 호주에서 왔어요. Anna đến từ nước Úc.
LA에서 New York 까지 멀어요? Từ LA đến New York có xa không?
Chúng ta đã từng học về trợ từ ‘-에서’ này, với ý nghĩa “ở tại” là dùng để chỉ ra nơi diễn rra một hành động, một sự việc nào đó. Thử xem ví dụ
서강 대학교에서 공부해요. Tôi học tại trường Đại học Sogang.
한국식당에서 한국 음식을 먹어요. Tôi ăn thức ăn Hàn tại quán ăn Hàn Quốc.
31. Lối nói ngang hàng
Chúng ta đã học hình thức kết thúc câu tôn kính, lịch sự ở những bài trước. Hôm nay chúng ta sẽ học lối nói ngang hàng (반말) để sử dụng khi nói chuyện giữa những người bạn thân thiết thật sự, nói với trẻ con và với người trong giao tiếp mà chúng ta không tôn trọng.
Có nhiều cách biểu hiện lối nói ngang hàng
31.1. Cách đơn giản nhất là lược bỏ 요 trong đuôi từ ‘-아/어/여요’  ‘-아/어/여’.
어디 가요? —-> 어디 가? ?
학교에 가요. —-> 학교에 가. I’m going to home.
빨리 가(세)요 —-> 빨리 가 ! Go quickly!
갑시다!—->가 ! Let’s go.
Cả 4 câu trên đều cùng một hình kết thúc câu nhưng ý nghĩa của nó sẽ khác đi qua ngữ điệu.
Nếu vị ngữ có cấu trúc ‘Danh từ + -이다’, thì ta sẽ sử dụng đuôi ‘-야’.
이름이 뭐예요? —-> 이름이 뭐야?
저게 사탕입니까? —-> 저게 사탕이야?
31.2. Có 2 hình thức đuôi kết thúc câu có thể được sử dụng cho câu nghi vấn ‘-니’ và ‘아/어/여’.
어디 가? —-> 어디 가니?
밥 먹었어? —-> 밥 먹었니?
언제 갈 거예요? —-> 언제 갈 거니?
31.3. Trong dạng câu đề nghị, người ta thường sử dụng đuôi ‘-자’ hơn là đuôi ‘아/어/여’.
수영하러 가자 ! Mình đi bơi đi.
이따가 12시쯤에 만나자 ! Lát nữa chúng ta gặp nhau vào khoảng 12 giờ nhé.
오늘 저녁에 만나자 ! Tối nay gặp nhau nhé.
술 한 잔 하러 가자 ! Đi nhậu đi.
31.4. Dạng mệnh lệnh thường dùng đuôi ‘ 아/어/여라’ . Tuy nhiên, nó được sử dụng hạn chế, thường là dùng với ngữ điệu ra lệnh nhưng có ý thách thức. Thường được dùng giữa những người bạn rất thân.
조용히 해라 ->조용히 해 ! Im lặng !
나가라 -> 나가 ! Đi ra!
빨리 와라 -> 빨리 와 ! Đến đây ngay !
나한테 던져라 -> 나한테 던져 ! Ném nó cho tôi !
32. Bất quy tắc ‘-ㄷ’
Phụ âm kết thúc ‘-ㄷ’ trong một gốc động từ, tính từ sẽ đổi thành ‘-ㄹ’ khi âm chứa nó đứng trước 1 nguyên âm, nhưng vẫn giữ nguyên dạng ‘-ㄷ’ khi sau âm chứa nó là phụ âm.
듣다(nghe): 듣 + 어요 —> 들어요.
묻다(hỏi): 묻 + 어 보다 —> 물어 보다.
걷다(đi bộ): 걷 + 었어요 —> 걸었어요.
저는 지금 음악을 들어요. Tôi đang nghe nhạc
잘 모르면 저한테 물어 보세요. Nếu bạn không biết rõ thì cứ hỏi tôi nhé.
어제는 많이 걸었어요. Hôm qua tôi đã đi bộ rất nhiều.
저한테 묻지 마세요.! Đừng hỏi tôi.
Nhưng có một số từ không theo quy tắc này, ví dụ ‘닫다’ (đóng (cửa)), ‘받다’ (nhận) ‘믿다’ (tin tưởng).
문을 닫아 주세요. Làm ơn đóng dùm tôi cái cửa.
어제 친구한테서 편지를 받았어요. Tôi đã nhận thư của bạn tôi.
33. Bất quy tắc ‘-ㅂ’
Một vài động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm ‘-ㅂ’ thuộc dạng bất quy tắc này. Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng ‘-ㅂ’ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ ‘-ㅂ’ đi, thêm ‘우’ vào gốc động từ đó. Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi ‘아/어/여’ , ‘아/어/여서’ hoặc ‘ 아/어/여요’ ta luôn kết hợp theo trường hợp ‘-어’ , ‘어서’ , ‘어요’ ngoại trừ một số động từ như ‘돕다’ và ‘곱다’.
Khi gốc động từ có ‘-ㅂ’ mà theo sau nó là một phụ âm thì giữ nguyên không biến đổi.
즐겁다 (vui) 즐거우 + 어요 -> 즐거우어요 -> 즐거워요
(dạng rút gọn)
반갑다 (vui vẻ) 반가우 + 어요 -> 반가우어요 -> 반가워요.
춥다 (lạnh) 추우 + 었어요 -> 추우었어요 -> 추웠어요.
어렵다 (khó) 어려우 + ㄹ거예요 -> 어려울 거예요.
덥다 (nóng) 더우 + 어 보여요 -> 더우어 보여요 -> 더워 보여요.
돕다 (giúp đỡ) 도우 + 아요 -> 도우아요 -> 도와요.
곱다 (đẹp, tốt, mịn, ân cần) 고우 + 아요 -> 고우아요 -> 고와요.
34. Đuôi từ kết thúc câu ‘ -(으)ㄹ까요?’
- Đuôi từ ‘-(으)ㄹ까요?’ được sử dụng để điễn tả ý câu hỏi ý kiến người khác, về hành động sẽ thực hiện. Trong trường hợp này, chủ ngữ trong câu luôn luôn là ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.
Ví dụ :
우리 거기에서 만날까요? Chúng ta gặp nhau ở đó nhé?
무엇을 할까요? Tôi sẽ làm gì đây?
늦었으니까 비행기로 갈까요? Vì chúng ta trễ rồi nên chúng ta sẽ đi bằng máy bay nhé?
- Khi được dùng với tính từ hoặc với ‘있다(có, [theo nghĩa tồn tại])’ hoặc ‘이다(là)’, thì chủ ngữ trong câu là ngôi thứ 3, lúc này nó diễn tả một thắc mắc, hoài nghi về 1 việc nào đó.
Ví dụ:
한국어가 가 재미있을까요? Tiếng Hàn có thú vị không nhỉ?
이게 더 나을까요? Cái này có khá hơn không nhỉ?
도서관이 저기에 있을까요? Đằng kia có cái thư viện nào không nhỉ?
(Nghĩa là “Bạn nghĩ đằng kia có cái thư viện nào không?”)
35. Đuôi từ kết thúc câu dạng đề nghị lịch sự ‘-(으)ㅂ시다’ :
Đuôi từ này dùng để nói khi đề nghị ai cùng làm 1 việc nào đó với mình. Đuôi từ này không dùng được với ‘이다’ và tính từ.
Ví dụ :
빨리 갑시다. Chúng ta đi nhanh lên nào.
한국어를 공부합시다. Chúng ta cùng học tiếng Hàn nhé.
여기에 있읍시다. Hãy cùng ở đây đi.
기차로 갑시다. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
이번 주말에 만납시다. Cuối tuần này gặp nhau nha.
‘- 읍시다.’ được dùng sau gốc động từ có patchim ở âm kết thúc.
먹(다) + -읍시다 –> 먹읍시다.
‘- ㅂ시다.’ được dùng sau gốc động từ không có patchim ở âm kết thúc.
가(다) + ㅂ 시다 –> 갑시다.
Cách nói ngang hàng (반말) của đuôi từ này là ‘-자’ hoặc ‘-아/어/여’.
Ví dụ :
빨리 가자. Đi nhanh nào.
한국어를 공부하자. Học tiếng Hàn chung nha.
여기에 있자. Bọn mình ở đây đi.
기차로 가자. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
이번 주말에 만나자. Cuối tuần này gặp nhé.
36. Đuôi từ liên kết câu ‘-(으)러’ : để….
Đuôi từ liên kết ‘-(으)러’ được dùng với động từ ‘가다’(đi), ‘오다’(đến) hoặc những động từ di chuyển như ‘다니다’ ở mệnh đề sau để diễn đạt ý ” đi (đến đâu đó) để….” .
Ví dụ :
저는 어제 책을 사러 서점에 갔어요. Hôm qua, tôi đã đến hiệu sách để mua sách.
(저는) 공원에 운동하러 왔어요. Tôi ra công viên (để) tập thể dục.
수영하러 갈까요? Chúng ta đi bơi nhé?
탐이 놀러 올 거예요. Tom sẽ đến chơi.
- ‘-러’ được dùng sau gốc động từ không có patchim hoặc patchim ‘ㄹ’. Còn ‘-으러’ được dùng với động từ có patchim ngoại trừ patchim ‘ㄹ’.
Khi kết hợp với thì hoặc phủ định thì phải kết hợp với 가다 hoặc 오다, không các dạng thì và phủ định kết hợp với ‘-(으)러’.
Ví dụ :
안나씨는 책을 사러 갔어요 Anna đã đi mua quyển sách.
안나씨는 밥을 먹으러 가지 않았어요. Anna đã không đi ăn cơm.
37. Đuôi từ kết thúc câu ‘-(으)ㄹ게요’ : Tôi sẽ —
Dạng này được dùng khi người nói thể hiện 1 kế hoạch hoặc một lời hứa nào đó. Nó được dùng với động từ hành động và 있다, không dùng với tính từ.
제가 할게요. Tôi sẽ làm.
거기에서 기다릴게요. Tôi sẽ chờ đàng kia.
내일 갈게요. Tôi sẽ đi vào ngày mai.
제가 도와 드릴게요. Tôi sẽ giúp bạn.
38. Cấu trúc câu “고 싶어하다” : muốn
* Cấu trúc này diễn tả ý muốn làm một việc gì đó (dùng cho ngôi thứ 3)
안나씨가 어디에 가고 싶어 해요? Anna muốn đi đâu?
안나씨는 집에 가고 싶어 해요. Anna muốn đi về nhà.
앤디씨가 무엇을 먹고 싶어 해요? Andy muốn ăn gì?
앤디씨는 불고기를 먹고 싶어 해요. Andy muốn ăn pulgogi.
* Thì của câu được chia ở cấu trúc “싶어 하다”, ví dụ như thì quá khứ ta chia “싶어 했어요”.
미나씨가 어디에 가고 싶어 했어요 ? Mina (đã) muốn đi đâu?
집에 가고 싶어 했어요 (Cô ấy đã) muốn đi về nhà.
* Thể phủ định của cấu trúc “싶어 하다” được chia: gắn thêm “ –지 않다” thành “싶어 하지 않아요”.
미나씨가 집에 가고 싶어 했어요 ? Mina (đã) có muốn đi về nhà không?
아니오, 집에 가고 싶어 하지 않았어요. Không, (cô ấy đã) không muốn đi về nhà.
39. Cấu trúc”-르 줄 알다/모르다 “: Một người biết (không biết), có (không có kĩ năng) làm một việc gì đó.
자동차 운전할 줄 알아요(아세요) ? Bạn biết lái xe không?
네, 운전할 줄 알아요. Vâng, tôi biết lái xe.
아니오, 운전할 줄 몰라요. Không, tôi không biết lái xe.
피아노를 칠 줄 알아요(아세요) ? Bạn biết chơi piano không?
네, 칠 줄 알아요. Vâng, tôi biết chơi piano.
아니오, 칠 줄 몰라요. Không, tôi không biết chơi piano.
* Thì được chia của câu được chia ở cấu trúc “알다/모르다”..
피아노를 칠 줄 알았어요. Tôi (đã) biết chơi piano.
(그런데 지금은 칠 줄 몰라요.) (Nhưng bây giờ, tôi không biết chơi nữa)
피아노를 칠 줄 몰랐어요. Tôi (đã) không biết chơi piano.
(그런데 지금은 칠 줄 알아요.). (Nhưng bây giờ tôi biết chơi piano).
40. Cấu trúc”아/어/여 주다(드리다) “
* Khi động từ “주다” và thể trang trọng của nó “드리다” được sử dụng trong cấu trúc ‘-아/어/여 주다(드리다)’, nó thể hiện yêu cầu của người nói muốn người khác làm việc gì cho mìnhhoặc đề nghị của người nói muốnlàm việc gì đó cho người khác. ‘주다’ được sử dụng khi nói với nguời có quan hệ xã hội ngang bằng hoặc nhỏ hơn. Muốn người khác làm việc gì cho mình.
주다 (반말) , 드리다 (존대말) : cho
저를 도와 주시겠어요 ? Anh sẽ giúp cho tôi chứ?
이것을 읽어 주세요. Đọc cái này cho tôi.
내가 도와 줄게. Tôi sẽ giúp cho.
* “드리다” được sử dụng khi người nói đưa ra yêu cầu hoặc đê nghị với người có quan hệ xã hôi cao hơn, hoặc trong trường hợp muốn thể hiện sự lịch sự trang trọng.
도와 드릴까요 ? Để tôi giúp anh/chị…được không ạ?
제가 도와 드리겠어요. Tôi sẽ giúp đỡ anh/chị ….
안나한테 읽어 드리세요. Hãy đọc cho Anna đi.
41. Động từ bất qui tắc”르”
* Đối với những động từ có gốc động từ kết thúc là “르” khi kết hợp với nguyên âm thì có cách chia như sau:
* Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “라” đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm pachim của chữ liền trước
모르다 ( không biết) –> 몰라요
빠르다 ( nhanh) –> 빨라요
다르다 ( khác) –> 달라요
저는 영어를 몰라요. Tôi không biết tiếng Anh.
비행기는 빨라요 Máy bay thì nhanh.
전화번호가 달라요. Số điện thoại thì khác.
* Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là những nguyên âm khác ngoài “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “러” đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm pachim của chữ liền trước.
부르다( hát) –> 불러요.
기르다( nuôi) –> 길러요.
누르다( nhấn, ấn) –> 눌러요.
노래를 불러요. (Tôi) hát một bản nhạc.
저는 어렸을 때, 강아지를 길렀습니다. Hồi nhỏ tôi có nuôi một con chó con.
문을 열고 싶어요? (Anh) muốn mở cửa à?
그러면, 여기를 눌러 주세요. Nếu vậy, hãy nhấn vào đây.
42. Đuôi từ kết thúc ‘-ㅂ/습니다’
Đây là đuôi từ kết thúc khá trang trọng, được dùng để nói với người lạ, người lớn hơn, những người quen biết kiểu xã giao hoặc những người có vị trí cao trong xã hội.
42.1 Thì hiện tại của đuôi từ này được dùng như sau
Dạng tường thuật của động từ được hình thành khi kết hợp với đuôi từ ‘-ㅂ/습니다’ và là dạng nghi vấn khi kết hợp với ‘-ㅂ/습니까?’. Gốc động từ không có patchim được kết hợp với ‘-ㅂ니다/-ㅂ니까?’, gốc động từ có patchim được kết hợp với ‘습니다/습니까?’ .
가다: 가 + ㅂ니다/ㅂ니까 –> 갑니다/갑니까?
묻다: 묻 + 습니다/ 습니까 –> 묻습니다/ 묻습니까?
감사합니다 Cám ơn
기분이 좋습니다 Tôi thấy vui (tâm trạng tốt)
42.2 Thì quá khứ của đuôi từ này được dùng như sau
Dạng tường thuật ở thì quá khứ của động từ được hình thành khi kết hợp với đuôi từ ‘-았(었/였)습니다’ và là dạng nghi vấn ở thì quá khứ khi kết hợp với ‘-았(었/였)습니까?. ‘-았/었/였’ cũng dùng kết hợp với đuôi ‘-어요’.
만나다: 만나 + 았습니다/았습니까? –> 만났습니다/만났습니까? (rút gọn)
주다: 주 + 었습니다/었습니까? –> 주었습니다/주었습니까? –> 줬습니다/줬습니까? (rút gọn)
하다: 하 + 였습니다/였습니까? –> 했습니다/했습니까? (rút gọn)
어제 음악회가 좋았습니다. Buổi ca nhạc hôm qua hay.
수업이 언제 끝났습니까? Lớp học kết thúc khi nào?
어제 피곤했습니다. Hôm qua tôi mệt.
42.3 Thì tương lai của đuôi từ này được dùng như sau
Dạng tường thuật ở thì tương lai của động từ được hình thành khi kết hợp với đuôi từ ‘(으)ㄹ 겁니다’ và là dạng nghi vấn ở thì tương lai khi kết hợp với ‘(으)ㄹ 겁니까?’
보다: 보 + ㄹ 겁니다 –> 볼 겁니다.
먹다 :먹 + 을 겁니다 –> 먹을 겁니다
저는 내일 일찍 일어날 겁니다. Mai tôi sẽ dậy sớm.
그냥 두세요. 괜찮을 겁니다. Cứ để đấy. Sẽ không sao đâu.
42.4 Dạng câu cầu khiến lịch sự tương ứng với đuôi từ ‘-ㅂ/습니다’
Khi đang nói chuyện bằng đuôi ‘-ㅂ/습니다’ thì người ta cũng dùng dạng câu cầu khiến với mức trang trọng tương ứng là đuôi từ kết thúc câu ‘-(으)십시오’. Gốc động từ không có patchim được kết hợp với ‘-십시오’ và gốc động từ có patchim thì kết hợp với ‘으십시오’.
오다 : 오 + 십시오 –> 오십시오.
입다 : 입 + 으십시오. –> 입으십시오.
다음 장을 읽으십시오. Xin hãy đọc chương tiếp theo.
43. Đuôi từ kết thúc câu ‘-(으)ㄹ 수 있다/없다’ : có thể/không thể
Đuôi từ-ㄹ/을 수 있다/없다 được dùng với động từ để diễn tả một khả năng, thể hiện tính khả thi, một sự cho phép hoặc không cho phép nào đấy.
(1) – ㄹ 수 있다 : được dùng khi gốc động từ không có patchim ở âm kết thúc
Ví dụ :
가(다) 가 + -ㄹ 수 있다/없다 –> 갈 수 있어요/없어요
사(다) 사 + -ㄹ 수 있다/없다 –> 살 수 있어요/없어요
주(다) 주 + -ㄹ 수 있다/없다 –> 줄 수 있어요/없어요
(2) -을 수 있다 : được dùng khi gốc động từ có patchim ở âm kết thúc
Ví dụ :
먹(다) 먹 + -을 수 있다/없다 –> 먹을 수 있어요/없어요
입(다) 입 + -을 수 있다/없다 –> 입을 수 있어요/없어요
잡(다) 잡 + -을 수 있다/없다 –> 잡을 수 있어요/없어요
Thì quá khứ của đuôi từ này là kết hợp `-았/었/였-’ vào `있다/없다’ và tương tự, thì tương lai của đuôi từ này là kết hợp `-ㄹ/을 거에요’ vào `있다/없다’.
Ví dụ :
갈 수 있었어요
먹을 수 있었어요
갈 수 있을 거에요
먹을 수 있을 거에요
44. Đuôi từ liên kết câu ‘-(으)면’ : ‘nếu’
Đuôi từ liên kết`-(으)면’ có thể được sử dụng với cả tính từ và động từ để diễn tả một điều kiện hoặc một quy định. ‘-면’ được dùng khi gốc động từ không có patchim ở âm kết hoặc patchim là ‘-ㄹ’ và ‘-으면’ được sử dụng khi gốc động từ có patchim ngoại trừ patchim ‘-ㄹ’.
그 영화가 재미있으면 보겠어요. Nếu bộ phim đó hay tôi sẽ xem.
비가 오면 가지 맙시다. Nếu trời mưa thì chúng ta đừng đi.
Thỉnh thoảng từ `만일’ hoặc ‘만약’(giả sử) cũng được sử dụng đầu câu có đuôi từ liên kết này.
만약 그분을 만나면, 안부 전해 주세요. Giả sử nếu gặp ông ấy thì nhắn giúp tôi một lời thăm hỏi nhé.
45. Đuôi từ kết thúc câu ‘-지 말다’ : đừng…
Vốn nghĩa gốc của từ `말다’ là ‘dừng, thôi, thoát khỏi(một hành động).’ Vì thế đuôi từ này được dùng để diễn tả nghĩa “đừng làm một việc gì đấy.
‘-지 말다` luôn được dùng như một câu phủ định và kết hợp với các đuôi từ kết thúc câu dạng cầu khiến.
학교에 가지 마세요. Đừng đến trường.
늦게 주무시지 마십시오. Đừng ngủ dậy muộn.
지금 떠나지 마세요. Đừng bỏ đi nhé.
울지 마세요. Đừng khóc.
버스는 타지 맙시다. Chúng ta đừng đi xe buýt.
오늘은 그분을 만나지 맙시다. Chúng ta đừng gặp ông ấy hôm nay.
46. Đuôi từ liên kết -(아/어/여)서: …nên…
Đuôi từ liên kết `-(아/어/여)서’ được dùng để diễn tả một nguyên nhân/lý do. Trong trường hợp này, nó thường được dùng với tính từ và các động từ di chuyển như ‘가다’(đi), ‘오다’(đến), ‘없다’(không có).v.v… trong câu tường thuật và câu nghi vấn. Do đó, `-(아/어/여)서’ không thể dùng trong câu cầu khiến hoặc mệnh lệnh, đối với câu cầu khiến hoặc mệnh lệnh thì chỉ dùng đuôi từ liên kết ‘-(으)니까’. (Đuôi từ này sẽ được giải thích sau.)
피곤해서 집에서 쉬었어요. Tôi mệt nên tôi (đã) nghỉ ở nhà.
바빠서 못 갔어요. Tôi bận nên tôi đã đi được.
47. Hệ thống các cách nói kính ngữ
Trong tiếng Hàn có hay loại kính ngữ.
(1) Một loại là gốc động từ kết hợp với tiếp vĩ ngữ `-시-’, để biểu hiện sự trân trọng đối với người nghe. Dạng kính ngữ này được hình thành thành bằng cách gắn thêm ‘-(으)시-’ vào gốc động từ trước khi kết hợp với một đuôi từ nào như : -아(어/여)요, 었어요, -ㅂ니다, 었습니다, -ㅂ니까? hoặc 었습니까?
‘-시-’ được dùng khi gốc động từ không có patchim và ‘-으시-’ được dùng khi gốc động từ có patchim.
가다 : 가 + 시 + 어요 –> 가 + 시어요 –> 가세요
받다 : 받 + 으시 + 어요 –> 받 + 으시어요 –> 받으세요
오다 : 오 + 시 + 었어요 –> 오 + 시었어요 –> 오셨어요
읽다 : 읽 + 으시 + 었어요 –> 읽 + 으시었어요 –> 읽으셨어요.
하다 : 하 + 시 + ㅂ니다 –> 하십니다
찾다 : 찾 + 으시 + 었습니다 –> 찾 + 으시었습니다 –> 찾으셨습니다
Có một số động từ kính ngữ đặc biệt mà không cần kết hợp với ‘-시’. Như các động từ sau :
먹다 ăn –> 잡수시다 dùng bữa
자다 ngủ –> 주무시다
있다 –> 계시다 có
아프다 –> 편찮다 đau ốm
많이 잡수세요. (Hãy) ăn nhiều vào nhé.
김선생님 계세요 ? Có ông/bà Kim ở đây không ạ?
어머님께서 많이 편찮으세요 ? Mẹ của bạn ốm nặng(đau nhiều) lắm không?
(2) Cách thứ hai trong hệ thống kính ngữ là dùng động từ tôn kính. Chúng bảo gồm cả những động từ vừa kể ở trên.
주다 cho–> 드리다 dâng
묻다(말하다) –> 여쭈다/여쭙다 hỏi
보다 –> 뵙다 nhìn thấy/gặp
데리고 가다/오다 –> 모시고 가다/오다 đưa ai/dẫn ai đi đâu đấy
48. Bất quy tắc ‘-ㄹ’
Khi âm kết thúc của gốc động từ có patchim ‘ㄹ’ thì ‘-ㄹ’ sẽ được lược bỏ nếu kết hợp với các đuôi từ có ‘-ㄴ,-ㅂ,-ㅅ’ tiếp giáp với nó.
Ví dụ:
살다(sống) –> 어디에서 사세요? Bạn sống ở đâu?
알다(biết) –> 저는 그 사람을 잘 압니다. tôi biết rõ về người đó.
팔다(bán) –> 그 가게에서 무엇을 파니? Họ bán gì trong cửa hàng đó vậy?
말다(đừng) –> 들어오지 마세요. Đừng vào.
49. Mẫu câu ‘-(으)려고 하다’ :
Mẫu câu `-(으)려고 하다’ được dùng với động từ bao gồm cả `있다’. Mẫu câu này để diễn tả một dự định của chủ ngữ. Tuy nhiên, mẫu câu này được dùng giới hạn cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Cách dùng với ngôi thứ ba sẽ được nhắc đến chi tiết ở các bài sau.
`려고 하다’ kết hợp với gốc động từ không có patchim.
`-으려고 하다’ kết hợp với gốc động từ có patchim.
Ví dụ :
저는 내일 극장에 가려고 해요. Tôi định đi đến rạp hát.
1달쯤 서울에 있으려고 해요. Tôi định ở lại Seoul khoảng 1 tháng.
1시부터 공부하려고 해요. Tôi định học bài từ một giờ.
불고기를 먹으려고 해요. Tôi định ăn thịt nướng.
Dạng phủ định sẽ được kết hợp với gốc động từ trước khi kết hợp với mẫu câu `-(으)려고 하다’, không kết hợp phủ định với động từ `하다’ trong mẫu câu.
그 책을 안 사려고 해요. Tôi không định mua quyển sách đó ( 그 책을 사지 않으려고 해요.)
Tuy nhiên, thì quá khứ thì lại không gắn vào gốc động từ mà kết hợp với động từ `하다’ trong mẫu câu.
그 책을 안 사려고 했어요.
50. Trợ từ ‘-한테’ : cho, đối với, với (một ai đó)
Trợ từ’-한테’ được gắn vào danh từ chỉ người để chỉ người đó là đối tượng được nhận một điều hoặc một món gì đó.
Ví dụ :
누구한테 책을 주었어요? Bạn cho ai sách vậy?
제 친구한테 주었습니다. Tôi cho bạn tôi.
누구한테 편지를 쓰세요? Anh viết thư cho anh thế ạ?
안나씨 열쇠는 멜라니씨한테 있어요. Mellanie đang giữ chìa khóa của Anna (Anna đã đưa chìa khóa cho Mellanie).
선생님한테 물어 보세요. Hãy thử hỏi giáo viên xem.
51. Trợ từ ‘-한테서’ : từ (một ai đó)
Trợ từ’-한테서’ được sử dung để chỉ đối tượng mà đã cho mình một hành động hoặc một cái gì đó.
Ví dụ :
누구한테서 그 소식을 들었어요 ? Bạn nghe tin đó từ ai vậy ?
어머니한테서 들었습니다. Tôi nghe từ mẹ tôi.
누구한테서 편지가 왔어요? Thư của ai gửi vậy ?
누구한테서 그 선물을 받았어요? Bạn nhận quà (từ) của ai vậy?
52. Tiếp vĩ ngữ ‘-겠-’ : sẽ /chắc là
Tiếp vĩ ngữ -겠- được dùng để biểu hiện sự phán đoán của người nói đối với một sự việc nào đấy, hoặc biểu hiện thì tương lai.
Ví dụ :
요즘 많이 바쁘겠어요. Dạo này chắc bạn bận lắm nhỉ.
저 분은 예뻤겠어요. Người kia chắc là đẹp lắm.
뭘 드시겠어요? Anh sẽ dùng món gì ạ?
53. Mẫu câu ‘-(으)ㄴ 다음에’ : sau khi…
Nghĩa chính của ‘다음’ là tiếp theo, sau đó. Mẫu câu ‘-(으)ㄴ 다음에’ được dùng để diễn tả ý ” sau khi làm một việc gì đó thì…” Mẫu câu này chỉ được dùng với động từ.
54. Tiếp vĩ ngữ ‘-겠-’ : sẽ/chắc là
Tiếp vĩ ngữ -겠- được dùng để biểu hiện sự phán đoán của người nói đối với một sự việc nào đấy, hoặc biểu hiện thì tương lai.
Ví dụ :
요즘 많이 바쁘겠어요. Dạo này chắc bạn bận lắm nhỉ.
저 분은 예뻤겠어요. Người kia chắc là đẹp lắm.
뭘 드시겠어요? Anh sẽ dùng món gì ạ?
55. Mẫu câu ‘-(으)ㄴ 다음에’ : sau khi…
Nghĩa chính của ‘다음’ là tiếp theo, sau đó. Mẫu câu ‘-(으)ㄴ 다음에’ được dùng để diễn tả ý ” sau khi làm một việc gì đó thì…” Mẫu câu này chỉ được dùng với động từ.
Thì và dạng phủ định của động từ chính khi kết hợp với tiếp vĩ ngữ này.
수업이 끝난 다음에 만납시다. Chúng ta gặp nhau sau khi xong giờ học nhé.
친구를 만난 다음에 그 일을 하겠어요. Tôi sẽ làm việc đó sau khi tôi gặp bạn tôi xong.
전화를 한 다음에 오세요. Hãy đến sau khi gọi điện (gọi điện thoại trước khi đến nhé).
저녁식사를 한 다음에 뭘 할까요? Sau khi ăn tối xong chúng ta làm gì tiếp đây?
Tuy nhiên, nếu chủ ngữ của hai mệnh đề (mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc trước và sau mẫu câu này) là như nhau, thì mệnh đề này không sử dụng với động từ ‘가다’ (đi) / ‘오다 ‘(đến) và chỉ dùng một chủ ngữ ở mệnh đề trước
Ví dụ :
내가 집에 간 다음에 공부합니다. (câu lủng củng/không bao giờ dùng)
내가 학교에 온 다음에 친구를 만납니다. (câu lủng củng/không bao giờ dùng)
56. Động từ bất quy tắc ‘-ㄷ’
Patchim ‘-드’ ở âm kết thúc của một gốc động từ sẽ bị đổi thành ‘-ㄹ’ khi âm tiếp theo nó (tức âm đầu tiên của một đuôi từ) là một nguyên âm, nhưng nó sẽ không đổi nếu tiếp theo nó là một phụ âm.
Ví dụ :
듣다 (nghe): 듣 + 어요 -> 들어요.
묻다 (hỏi): 묻 + 어 보다 -> 물어 보다.
걷다 (đi bộ ) : 걷 + 었어요 -> 걸었어요.
저는 지금 음악을 들어요. Tôi đang nghe nhạc.
잘 모르면 저한테 물어 보세요. Nếu bạn không rõ thì hỏi tôi nhé.
어제는 많이 걸었어요. Tôi đã đi bộ nhiều vào hôm qua.
저한테 묻지 마세요. Đừng hỏi tôi.
* Lưu ý : Tuy nhiên ‘닫다’ (đóng), ‘받다’ (nhận) và ‘믿다’(tin) không thuộc hệ thống bất quy tắc này.
문을 닫아 주세요. Làm ơn đóng cửa giùm.
어제 친구한테서 편지를 받았어요. Tôi đã nhận được thư từ bạn tôi.
57. Đuôi từ liên kết câu ‘-기 전에’ : trước khi
Từ ‘전’ là một danh từ có nghĩa là “trước” và ‘-에’ là trợ từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian. Vì vậy cụm ngữ pháp ‘-기 전에’ được dùng để diễn tả “trước khi làm một việc gì đấy”. Cụm ngữ pháp này luôn kết hợp với động từ, “-기” được gắn sau gốc động từ để biến động từ đó thành danh từ. Chủ ngữ của hai mệnh đề trước và sau cụm ngữ pháp này có thể khác hoặc có thể giống nhau.
58. Đuôi từ liên kết câu ‘-고’
Đuôi từ liên kết câu ‘-고’ được dùng để liên kết 2 mệnh đều. Khi chủ ngữ 2 mệnh đề giống nhau và hai mệnh đề diễn tả một chuỗi hành động thì trong trường hợp này ta dịch “-고” là “rồi”. Nhưng khi chủ ngữ và hành động ở hai mệnh đề khác nhau thì chủ ngữ thường được đi cùng trợ từ ‘-은/는’ để nhấn mạnh và “-고” được dịch là “còn”.
숙제를 하고 가겠어요. Tôi làm bài tập xong sẽ đi.
친구를 만나고 집에 갈 거에요. Tôi sẽ gặp bạn rồi đi về nhà.
저는 공부하고 친구는 TV를 봐요. Tôi đang học bài còn bạn tôi đang xem tivi.
저는 크고 그분은 작아요. Tôi cao còn anh ấy thấp.
한국말은 재미있고 영어는 어려워요. Tiếng Hàn thì thú vị còn tiếng Anh thì khó.
이분은 엄마고 저분은 아빠예요. Đây là mẹ tôi còn kia là ba tôi.
59. Mẫu câu `-(으)ㄴ 적(이) 있다/없다’: “…..đã từng/chưa bao giờ làm một việc gì đó”
Mẫu câu ‘ -(으)ㄴ 적(이) 있다/없다 ` được dùng để diễn tả một kinh nghiệm nào đấy trong quá khứ.
Ví dụ :
한국음식을 먹어 본 적이 있으세요 ? Anh đã từng ăn thử thức ăn Hàn Quốc chưa ạ?
- 네, 먹어 본 적이 있어요 . Dạ rồi, tôi đã từng thử món Hàn.
- 아니오, 먹어 본 적이 없어요. Không, Tôi chưa bao giờ ăn món Hàn Quốc cả.
저는 한국에 가 본 적이 없었어요. Tôi chưa bao giờ đến Hàn Quốc cả.
60. Đuôi từ liên kết câu ‘-ㄴ(은/는)데’ : và/còn/nhưng/vì…nên/khi
Đuôi từ này được sử dụng để nói đến một sự thật hiển nhiên, một sự cố hoặc một sự kiện.
- 그것을 사고 싶어요. 그런데지금은 돈이 없어요 -> 그것을 사고 싶은데, 지금은 돈이 없어요. (Tôi muốn mua món đấy quá. Nhưng giờ tôi không có tiền.)
- 저는 미국인 친구가 있는데, 그 친구는 한국말을 아주 잘해요. Tôi có một người bạn Mỹ nhưng bạn ấy nói tiếng Hàn rất giỏi.
- 제가 지금은 시간이 없는데, 내일 다시 오시겠어요 ? Bây giờ tôi không có thời gian nên ngày mai anh quay lại nhé?
Thì quá khứ và tương lại có thể sử dụng để liên kết với đuôi từ này theo cách sau : ‘-았/었(었)는데`, ‘-겠는데`.
Ví dụ :
불고기를 먹었는데, 맛있었어요. Hôm qua tôi ăn thịt nướng, (và) món đấy ngon lắm.
친구를 만나야겠는데, 어디가 좋을까요? Tôi (sẽ) phải gặp bạn tôi nhưng có chỗ nào hay ho (để đi) không nhỉ?
*** Mẫu `-ㄴ(은)데’ được dùng cho tính từ và ‘-이다` trong thì hiện tại.
Ví dụ :
- 제 친구는 미국사람이에요. 그런데 한국말을 공부해요. -> 제 친구는 미국사람인데, 한국말을 공부해요. Một người bạn của tôi là người Mỹ. Nhưng anh ta đang học tiếng Hàn Quốc.
- 저는 한국사람인데, 그 사람은 미국사람이에요. Tôi là người Hàn còn anh ta là người Mỹ.
- 이 가방은 작은데, 저 가방은 커요. Cái túi này nhỏ còn cái túi đó to.
- 저는 큰데 저 사람은 작아요. Tôi to con còn người kia nhỏ người.
*** Mẫu ‘-는데` được dùng cho tất cả các trường hợp
Thỉnh thoảng đuôi từ này có thể được dùng như một đuôi từ kết thúc câu và thêm “-요” để thành ‘-는데요’. [Dùng trong trường hợp bạn không muốn lập lại cùng một câu đã dùng trước đó trong câu hỏi hoặc để trình bày một lý do nào đó..]
- 어떻게 오셨어요 ? Chị đến đây có việc gì thế ạ?
- 김영수씨를 만나러 왔는데요. Tôi đến để gặp anh Kim Youngsoo.
- (김영수씨) 있어요 ? Anh ấy có đây không ạ ?
오시기 전에 전화하세요. Hãy gọi điện thoại cho tôi trước khi bạn đến.
잊기 전에 메모하세요. Hãy ghi chú trước khi bạn quên.
집에 가기 전에 제 사무실에 들르세요. Hãy ghé văn phòng tôi trước khi về nhà nhé.
일하기 전에 식사를 하세요. Hãy dùng bữa trước khi làm việc.
앤디씨가 오기 전에 영희씨는 집에 가세요. Younghee, Bạn nên đi về nha trước khi Andy đến.



2009ねんは どんな とし?

kana:
もうすぐ おしょうがつ。2009ねんも のこり わずかに なりました。 みなさんに とって 2009ねんは どんな としでしたか。にほんでは やはり せいけん こうたいが いちばん おおきい ニュースでした。 せんご 60ねん じみんとうが せいけんを とって きました。 しかし、ことしの せんきょで みんしゅとうが せいけんを とりました。 せかいてきな けいざい ききも おおきな ニュースの ひとつでした。 トヨタなど にほんの だいひょうてきな きぎょうが のきなみ あかじに なりました。
ものを つくって、かいがいに ゆしゅつ する という にほんの けいざい こうぞうは もはや つづかない でしょう。 さて、らいねんは どんな としに なる でしょうか。 うえの ふたつの ことが らいねんの にほんにも おおきな えいきょうを あたえる ことは たしか でしょう。

kanji:
2009年は どんな 年?

もうすぐ お正月。2009年も 残り わずかに なりました。みなさんに とって 2009年は どんな 年でしたか。
日本では やはり 政権 交代が 一番 大きい ニュースでした。戦後60年 自民党が 政権を 取って きました。
しかし、今年の 選挙で 民主党が 政権を 取りました。世界的な 経済 危機も 大きな ニュースの 一つでした。
トヨタなど 日本の 代表的な 企業が 軒並み 赤字に なりました。物を 作って、海外に 輸出 する という 日本の 経済 構造は もはや 続かない でしょう。さて、来年は どんな 年に なる でしょうか。上の 2つの ことが 来年の 日本にも 大きな 影響を 与える ことは 確か でしょう。

Vocabulary

あかじ be in the red, deficit, loss
あたえます to give
あたえる root form of ataemasu
だいひょうてき representative, typical
でした past form of desu
でしょう (-でしょう) (fp) expressing conjecture; should be, must be, I believe / asking an agreement or making a confirmation like a tag question
でしょうか?(-でしょうか?) (fp) indirect question
どんな what kind, what sort, what does it look?
えいきょう influence, effect, consequences
ふたつ two
ひとつone
いちばんNo. 1, most, first
じみんとう Liberal Democratic Party
かいがい overseas
けいざい economy
きぎょう (large) company, (large) corporation
きき crisis
きます (-て きます)
(fp) continuance of an action or state
こうたい (します)
(to) change, shift, relief
こうぞう structure
こと matter, affair, thing, event
ことし this year
みなさん everyone, all, you
みんしゅとう
Democratic Party
もはや no longer, any more
もの things, object, substance, matter

もうすぐ

soon

など

(... such as ....) etc.

なります (-に なります)

(fp) it will be, become

なる

root form of narimasu

ねん (-ねん)

years

のきなみ

all, every, from one to one

のこり

left, remainder, balance

ニュース

news

おおきい

large, big

おおきな

large, big

おしょうがつ (しょうがつ)

the New Year, New Year's Day

らいねん

next year

さて

well ..., now ...., then ....,

せいけん

political power

せかい

world

せかいてき

worldwide

せんご

after the Second World War

せんきょ

election

しかし

however, but

する

root form of shimasu

たしか

sure, certain, definite, undoubted

という (-という)

quotation marker

とります

to take, get, pick up, hold

とって

te form of torimasu

とって (-に とって)

for

とし

year

つくります

to make, produce, manufacture, build, construct

つくって

te form of tsukurimasu

つづかない

nai form of tsuzukimasu

つづきます

to continue, last, go on, keep on

うえ

on, above, over, top, upper

わずか

a few, a little, only

やはり

after all, finally, as I expected

ゆしゅつ (します)

(to) export